Mặc dù tất cả các loại tiền kỹ thuật số đều đáp ứng khá tốt năm tiêu chí đầu tiên, nhưng sự thật lại rất khó để bất cứ thứ gì từ kỹ thuật số có thể đảm bảo tính khan hiếm.
Tóm tắt nội dung bài học:
Tại sao tính khan hiếm là một đặc điểm quan trọng đối với tiền ổn định
Hệ thống tiền tệ hiện tại hoạt động như thế nào
Fiat money (tiền pháp định) không khan hiếm và lý do đằng sau
Tại sao tính khan hiếm lại quan trọng đến vậy
Trong bài viết trước, bạn đã tìm hiểu định nghĩa và các đặc điểm cơ bản của tiền điện tử - bao gồm sự phân biệt giữa tiền và hệ thống tiền, và vai trò của tiền mật mã.
Bạn cũng đã được giới thiệu ngắn gọn về lịch sử và sự phát triển của tiền cho đến sự ra đời của đồng Bitcoin. Như vậy bạn đã hiểu được phần nào tiền điện tử - mặc dù hoàn toàn là bằng số - có thể có giá trị như thế nào, nguồn gốc của thuật ngữ “chế độ bản vị vàng” và các thuộc tính cơ bản tạo nên đồng tiền ổn định: tính bền, có thể chia được, có thể thay thế, dễ mang chuyển, dễ nhận biết và tính khan hiếm.
Mặc dù tất cả các loại tiền kỹ thuật số đều đáp ứng khá tốt năm tiêu chí đầu tiên, nhưng sự thật lại rất khó để bất cứ thứ gì từ kỹ thuật số có thể đảm bảo tính khan hiếm. Mà thuộc tính này lại cực kỳ quan trọng vì những thứ khan hiếm mới thực sự có giá trị. Hãy tưởng tượng sẽ ra sao nếu vàng cũng phổ biến như cát, hay Da Vinci đã tạo ra 1 triệu bản sao y hệt nhau của Mona Lisa.
Việc tiền kỹ thuật số không khan hiếm chính là điểm yếu lớn nhất của nó; và để đạt được tính khan hiếm ấy được cho là thách thức lớn nhất đối với tiền điện tử. Điều chúng ta cần làm rõ trước tiên là nhấn mạnh về tầm quan trọng của đồng tiền giữ giá.
Tầm quan trọng của đồng tiền giữ giá
Tiền là đơn vị / thước đo để đo giá trị. Với vai trò này, tất cả mọi người trong nền kinh tế sử dụng nó như một phương tiện trao đổi. Tất cả các hoạt động thương mại và kinh tế đều dựa vào nó - nó giống như một ngôn ngữ chung. Và cũng giống như khi chúng ta nói ngôn ngữ riêng của mình, chúng ta thường không dừng lại và xem xét; mà chỉ coi nó là điều hiển nhiên.
Bạn có thể tưởng tượng một thế giới mà đơn vị đo liên tục thay đổi không? Khoa học, kỹ thuật và gần như tất cả họat động thương mại sẽ không thể hoạt động bình thường.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với hoạt động kinh tế trong một thế giới mà giá trị của đồng tiền không giữ vững. Ngay cả khi việc chỉ đi mua một ly cà phê cũng đòi hỏi nhiều phép tính toán và rủi ro rất lớn, chưa nói đến những thứ phức tạp hơn như thế chấp hay bảo hiểm. Sự phức tạp của thương mại hiện đại là không khả thi và chúng ta sẽ phải quay trở lại với hệ thống tín dụng đơn giản được đề cập trong bài viết đầu tiên.
Tuy nhiên, không giống như một đơn vị đo, là phép đo cố định, khách quan và được thống nhất chung sẽ không bao giờ thay đổi, giá trị của tiền và phép đo của nó mang tính chủ quan và do đó sẽ thay đổi.
Sự thay đổi đó là kết quả của sự khan hiếm tương đối của tiền; nguồn cung tiền tăng ảnh hưởng đến giá trị của tiền được gọi là lạm phát.
Đó chính xác là những gì xảy ra ở các quốc gia đang bị lạm phát và tại sao tiền ổn định lại quan trọng đến vậy và mọi người không nên coi đó là điều hiển nhiên. Chúng ta khó có thể tưởng tượng được sự bất ổn cực độ của tiền tệ, nhưng khi nhìn vào nước Đức trải qua các cuộc chiến tranh là một ví dụ rõ nét.
· Giá một bữa ăn có thể thay đổi từ lúc đặt món đến khi thanh toán hóa đơn.
· Mọi người cần vali hoặc xe cút kít để đi nhận lương
Vào tháng 10 năm 1923, số lượng đồng Mark Đức tính theo bảng Anh tương đương với số thước Anh đo khoảng cách so với mặt trời.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1913) đồng Mark Đức, đồng Shilling Anh, đồng Franc Pháp và đồng Lira Ý đều có giá trị như nhau. Vào cuối năm 1923, đây là tỷ giá hối đoái của đồng Mark.
Nếu ví dụ về nước Đức của những năm 1920 có vẻ xa vời, thì các ví dụ tương tự - ít nghiêm trọng hơn - đã diễn ra ở Venezuela, Zimbabwe và Argentina, tuy tỷ lệ lạm phát thấp hơn nhưng vẫn còn ổn định đã làm giảm dần sức chi tiêu của mọi loại tiền pháp định.
Vì vậy, nếu chìa khóa để đồng tiền giữ giá là sự khan hiếm, thì làm thế nào để tiền điện tử đạt được tính khan hiếm số?
Đạt được tính khan hiếm về số lượng
Hàng hóa khan hiếm là thứ có nguồn cung hạn chế; không dễ dàng để tạo ra, sao chép hay tiếp cận tới.
Những thứ vật chất có thể khan hiếm (như chúng ta từng chứng kiến với vàng), nhưng những thứ kỹ thuật số lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Việc sao chép một byte rất dễ dàng và không tốn nhiều tiền khi ngành công nghiệp âm nhạc và điện ảnh đã phát hiện ra trong những ngày đầu xuất hiện Internet.
Đó là lý do tại sao tiền kỹ thuật số, chẳng hạn như tiền điện tử, không phải là một tệp mà bạn hay lưu giữ trên ổ cứng của mình; điều đó sẽ không thực tế vì bất kỳ ai có máy tính sau đó đều có thể sao chép không giới hạn.
Thay vào đó, tất cả các dạng tiền kỹ thuật số - cả tiền pháp định và tiền điện tử - đều phụ thuộc vào một hệ thống kế toán dựa trên sổ cái kỹ thuật số. Sổ cái là một bản ghi có tổ chức về các khoản ghi nợ và tín dụng của chủ tài khoản, cung cấp thông tin về số dư đang hoạt động.
Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng 97% tổng số tiền pháp định tồn tại dưới dạng kỹ thuật số. Vì vậy tất cả tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn chỉ là các mục nhập trên hệ thống kế toán ngân hàng của bạn. Ngay cả 3% số tiền giấy và tiền xu vật lý cũng được coi là mục nhập trên sổ cái kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.
Bitcoin cũng dựa trên một sổ cái kỹ thuật số. Sự khác biệt chủ yếu giữa Bitcoin và tiền pháp định là cách tạo ra các quy tắc để điều chỉnh nếu / khi / có bao nhiêu lượng tiền mới được thêm vào hệ thống và cách duy trì sổ cái.
Và thực sự những khác biệt này thay đổi mọi thứ.
Vấn đề về lòng tin vào tiền kỹ thuật số
Tiền chỉ có thể hữu ích (và ổn định) nếu mọi người dùng tin tưởng rằng các sổ cái lưu trữ ấy là chính xác và trung thực, và nếu nguồn cung của nó được kiểm soát. Điều này có nghĩa là những khoản tiền không hợp lý sẽ không tự nhiên được tạo ra hoặc có thể bị phá hủy, do đó sẽ ảnh hưởng đến sức chi tiêu của nó.
Vậy làm thế nào để tiền pháp định giải quyết vấn đề này hiện nay? Giải pháp đơn giản: chính phủ quản lý tiền trực tiếp từ sổ cái cho đơn vị tiền tệ của mình, bằng cách kiểm soát việc tạo ra tiền vật lý (đúc tiền), quản lý và cho phép tạo ra các mối quan hệ tín dụng / ghi nợ giữa chính phủ, ngân hàng và người dân.
Để làm điều này, ngân hàng trung ương sẽ cấp phép cho một số tổ chức được chọn (như ngân hàng và hiệp hội xây dựng) để giữ sổ cái của riêng họ. Tổng số tín dụng của tất cả các bản ghi chép từ sổ cái của tất cả các ngân hàng của một quốc gia (bao gồm cả ngân hàng trung ương) là tổng cung của loại tiền tệ đó.
Sau đó, chúng ta sẽ cùng thống nhất rằng những sổ duy nhất đáng tin cậy là những sổ được các tổ chức này lưu giữ và họ sẽ lưu giữ sổ sách theo đúng nguyên tắc. Sự đồng thuận này xuất phát từ sự tin tưởng rằng họ sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình cũng như tuân theo pháp luật.
Hệ thống ủy thác có thẩm quyền này sẽ kết hợp các hệ thống tiền tệ truyền thống lại với nhau. Lý do chúng ta có thể sử dụng tiền của mình trực tuyến là vì chúng ta tin tưởng rằng các ngân hàng sẽ không để bất cứ ai gian lận và tiêu nhiều tiền hơn số tiền họ có.
Chúng ta thậm chí còn tin tưởng họ ‘tạo ra’ tiền, cho vay nhiều hơn số tiền gửi mà họ nắm giữ và giả định rủi ro cho các chiến lược đầu tư phức tạp (xem thêm về phần này ở dưới bài viết).
Mặc dù hệ thống trong thực tế phức tạp hơn nhiều, nhưng nguyên tắc chung là dựa vào lòng tin. Chúng ta phải tin tưởng rằng các tổ chức sẽ hành xử vì lợi ích tốt nhất của mọi người và bằng cách làm như vậy, chúng ta cho họ thẩm quyền và quyền kiểm soát đối với hệ thống tiền tệ.
Mặc dù hệ thống tập trung này gần như đều mang lại hiệu quả, tuy nhiên nó vẫn xuất hiện một vài điểm yếu đáng chú ý. Ví dụ: mặc dù tiền của bạn thuộc về bạn về mặt pháp lý, nhưng nó không bao giờ thực sự thuộc quyền quản lý của bạn.
Mỗi khi bạn thanh toán € 2 cho một ly cà phê bằng thẻ của mình, nghĩa là bạn đang yêu cầu ngân hàng trừ € 2 vào tài khoản của bạn và để ngân hàng của quán cà phê ấy thêm € 2 vào tài khoản của quán.
Một điểm yếu khác nữa là nó dễ bị tham nhũng, thao túng hoặc áp lực từ bên ngoài. Điều này mở ra cơ hội cho các hành vi lạm quyền, quản lý yếu kém và loại trừ kinh tế (ví dụ: “không qua ngân hàng” - chúng ta sẽ nói về vấn đề này trong một bài học khác).
Tuy nhiên, bám sát chủ đề trọng tâm của chúng tôi, tác dụng phụ đáng lo ngại nhất của tiền pháp định – loại tiền chỉ dựa trên sự tin tưởng vào tổ chức – chính là việc nó mất dần tính khan hiếm.
Nguồn cung tiền ngày càng tăng
Khi có nhiều giá trị hơn được tạo ra thông qua hoạt động kinh tế, các loại tiền mới phải được đưa vào hệ thống để nền kinh tế có thể tiếp tục lưu chuyển.
Tiền pháp định mới đơn giản hóa quá mức, được tạo ra bởi các Ngân hàng Thương mại. Tốc độ mà họ tạo ra tiền mới được phân định bởi Ngân hàng Trung ương. Đây là những cách phổ biến mà họ tạo ra tiền mới:
· Cung cấp tín dụng, như các khoản vay cho một khách hàng mới trở thành khoản tiền gửi
· Mua các tài sản hiện có để lại trở thành tiền gửi
· Cung cấp các cơ sở thấu chi, là các khoản tiền gửi có thể được chi tiêu.
Sự phân chia này tạo ra sự cân bằng tinh tế. Tuy nhiên, nếu tạo ra quá ít tiền, chi tiêu sẽ chậm lại và nền kinh tế có thể bị đình trệ. Trong thực tế, tình trạng này gần như không bao giờ xảy ra.
Mặt khác, nếu tạo ra quá nhiều tiền, thì giá trị của toàn bộ nguồn cung sẽ bị bão hòa, giá cả tăng lên và mọi người đều mất sức mua. Đây được gọi là tình trạng lạm phát, và trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ chuyển sang siêu lạm phát, có thể khiến cả quốc gia bị phá sản. Trong lịch sử, tình trạng này có xu hướng xảy ra khá thường xuyên với các loại tiền tệ quốc gia.
Dù thế nào thì các tổ chức cuối cùng sẽ chịu trách nhiệm về đòn bẩy đối với nguồn cung tiền, có nghĩa là không có sự khan hiếm thực sự. Đây là lý do tại sao tiền pháp định, về định nghĩa, không thể được coi là đồng tiền ổn định.
Như chúng ta vừa thấy, các hệ thống tập trung có thể tồn đọng nhiều vấn đề. Tuy nhiên, cho đến năm 2009, hệ thống này được cho là cách duy nhất để kiếm tiền kỹ thuật số an toàn (nhưng không phải là tiền ổn định).
Bitcoin đã phá vỡ cách tiếp cận này ngay khi mới xuất hiện và chúng ta sẽ khám phá chính xác loại tiền này đã làm như thế nào trong bài học tiếp theo.
Miễn trừ trách nhiệm:
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.
South Korea: Upbit Investigated for Over 500,000 KYC Violations
MacBook Users with Intel Chips Urged to Update for Enhanced Security
Solana-Based Trading Terminal DEXX Hacked, Over $21M in User Losses
South Korea to Enforce 20% Crypto Tax in 2025 with Increased Exemption Limit
0.00