Khi tìm hiểu về tiền điện tử, chúng ta nên tuân theo các giai đoạn rõ ràng. Trong khoá học này, chúng ta sẽ áp dụng cách tiếp cận theo từng giai đoạn thông qua việc tìm hiểu những vấn đề cơ bản xoanh quanh tiền điện tử (cryptocurrency).
Khi tìm hiểu về tiền điện tử, chúng ta nên tuân theo các giai đoạn rõ ràng. Trong khoá học này, chúng ta sẽ áp dụng cách tiếp cận theo từng giai đoạn thông qua việc tìm hiểu những vấn đề cơ bản xoanh quanh tiền điện tử (cryptocurrency).
Chắc hẳn bạn đã nắm được định nghĩa, vai trò cũng như sự phát triển, tương lai và những hạn chế của tiền điện tử.
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mức độ thành công của loại tiền này trên phương diện vĩ mô.
Sử dụng dữ liệu để tư duy về tiền điện tử từ cấp độ vi mô đến vĩ mô giúp chúng ta nắm được tác động có ý nghĩa của đồng tiền này.
Tình trạng của một dự án tiền điện tử báo hiệu cho người dùng sự cần thiết của việc đầu tư thời gian, tiền bạc, thậm chí là cả sự nghiệp để theo đuổi một đồng coin.
Đây là cách các nhà đầu tư đánh giá những cơ hội đầu tư dài hạn, hay còn gọi là Phân tích Cơ bản. Chúng ta sẽ phân biệt chính xác loại hình đầu tư này với việc đầu cơ ở phần Hướng dẫn giao dịch tiền điện tử.
Các chỉ số đo lường tình trạng sức khoẻ đồng BitcoinBởi Bitcoin là đồng coin quan trọng và tồn tại lâu nhất nên chúng ta sẽ xem xét tình trạng sức khoẻ của đồng tiền này. Sau đó, bạn có thể áp dụng phương thức tiếp cận tương tự cho các loại tiền điện tử khác bằng cách điều chỉnh các chỉ số dựa trên mục tiêu và thiết kế khác nhau.
Khi phân tích, hãy nhớ rằng Bitcoin là một dạng tiền internet mới và các loại tiền điện tử khác đang cố gắng giải quyết các vấn đề liên quan đến việc chuyển giao giá trị và dữ liệu theo cách phi tập trung.
Các chỉ số đo lường tình trạng sức khỏe đồng Bitcoin có thể được chia thành ba tiêu chí chính, mỗi tiêu chí có một số chỉ số riêng.
Đạt được sự khan hiếm - Đo lường tính toàn vẹn của nguồn cung ứng tiền tệ
Bảo mật - Thước đo về mức độ bảo mật của mạng (network).
Tính ứng dụng - Đo lường số lượng thực tế người dùng Bitcoin?
Liệu Bitcoin có đạt được sự khan hiếm?
Trong bài học đầu tiên về kiến thức cơ bản của tiền điện tử, ta thấy rằng Bitcoin đại diện cho một giai đoạn mới trong sự phát triển của tiền kỹ thuật số, thông qua việc đạt được sự khan hiếm kỹ thuật số.
Sự khan hiếm là tiền đề cho thành công của bất cứ phương tiện trao đổi hay chức năng cất giữ giá trị của đồng tiền nào.
Chúng ta không thể nghiễm nhiên nhận định rằng Bitcoin đạt được sự khan hiếm mà cần xem xét các điều kiện khách quan.
Sự khan hiếm của Bitcoin về cơ bản là:
Cách Bitcoin bám sát mục tiêu tổng thể về giới hạn cố định đối với các đồng coin mới?
Bitcoin có hiệu quả và dễ dự đoán như thế nào khi các đồng coin mới được đưa vào nguồn cung tổng thể?
Giao thức của Bitcoin - các quy tắc của đồng tiền này - tuyên bố rằng sẽ chỉ có 21 triệu bitcoin tồn tại. Đây chính là cam kết về sự khan hiếm. Vậy làm thế nào để đo lường con số này?
Mạng Bitcoin là mã nguồn mở, cho phép các dịch vụ như Blockchain.com xem số lượng Bitcoin được khai thác và biết chính xác nguồn cung lưu hành là bao nhiêu. Đây là biểu đồ của ngày 11 tháng 1 năm 2020:
[Anh]
Thông tin này cho phép bất kỳ người dùng nào cũng có thể hiểu một cách khách quan không chỉ nguồn cung hiện tại mà còn cả tốc độ thay đổi nguồn cung kể từ khi Bitcoin ra mắt. Liệu điều này có nghĩa là Bitcoin đang nằm trong mục tiêu đạt được nguồn cung tối đa hay không?
Ta có thể kiểm chứng thông tin này dựa trên các tuyên bố của nhà sáng lập Bitcoin - trong Whitepaper năm 2008. Whitepaper 2008 củng cố tính toàn vẹn của tuyên bố về sự khan hiếm kỹ thuật số qua thời gian.
Dựa trên sự tăng trưởng, ta có thể dự đoán được về nguồn cung. Và nguồn cung tối đa được dự đoán sẽ đạt được 21 triệu bitcoin vào năm 2140.
Bạn sẽ thường thấy biểu đồ về tổng cung bitcoin đi kèm với thước đo lạm phát - chỉ số báo hiệu tỷ lệ nguồn cung đang tăng lên mỗi năm.
Lạm phát là một chỉ báo quen thuộc cho tha thấy giá cả của hàng hóa. Giả sử như giá sẽ tăng lên bao nhiêu mỗi năm.
[Anh]
Nguồn tham khảo: Cointelegraph
Để Bitcoin trở thành một phương tiện lưu trữ giá trị hiệu quả, lạm phát phải giảm theo thời gian, tức là nó phải được khử lạm phát. Bitcoin cần phát triển - tăng nguồn cung - để đạt được giới hạn tối đa. Tuy nhiên, đồng tiền này lại được thiết kế đặc biệt để giảm tốc độ theo hướng có thể dự đoán được qua thời gian. Chúng ta hoàn toàn cũng có thể đo lường được mô hình phát hành Bitcoin.
Đo lường sự phát hành Bitcoin
Ở những bài viết trước về “Tìm hiểu tiền điện tử”, chúng ta đã nắm được vai trò khác nhau của những người tham gia. Một trong những người tham gia chính là Thợ đào coin (miner), những người quan trọng nhất liên quan đến vấn đề khan hiếm khi họ tạo ra bitcoin mới (hay còn được gọi là phát hành Bitcoin).
Việc phát hành Bitcoin có thể dự đoán được và diễn ra suôn sẻ, phần nào củng cố niềm tin của người dùng và nhà đầu tư đối với đồng tiền này.
Hãy lưu ý các bước thay đổi trong biểu đồ trên; giai đoạn bốn năm này được gọi là “giảm một nửa” (Bitcoin halving). Con số này rơi vào khoảng 210.000 khối, phần thưởng mà thợ đào coin nhận được khi khai thác một nửa khối mới. Phần thưởng cho “Bitcoin halving” bắt đầu ở mức 50 BTC. Sau bốn lần chào hàng thành công, lần gần nhất vào ngày 22 tháng 5 năm 2020 - phần thưởng này hiện được đặt ở mức 6,25 BTC.
Nếu đợt phát hành diễn ra theo kế hoạch thì tổng nguồn cung tối đa sẽ đạt được như dự kiến và Bitcoin có thể đạt được sự khan hiếm kỹ thuật số. Tại thời điểm đó, các thợ đào sẽ chỉ nhận được phần thưởng từ phí giao dịch, vì sẽ không có khối mới nào để khai thác.
Tuy nhiên, có những yếu tố khác mà bạn nên xem xét khi đánh giá sự khan hiếm:
Số coin bị mất
Liệu có bao nhiêu đồng coin bị mất dẫn tới không thể sử dụng được? Chúng ta không thể biết chắc chắn điều này. Tuy nhiên, con số thực tế được ước tính vào khoảng 20% nguồn cung. Điều này có nghĩa là sự khan hiếm Bitcoin thực sự có lẽ chỉ chiếm 80% trong số những đồng đã được khai thác.
Lượng Bitcoin Satoshi nắm giữ
Có những tranh luận rằng 1.000.000 bitcoin ước tính được Satoshi khai thác là không có căn cứ và không nên được tính vào nguồn cung. Tuy nhiên, đây chỉ là những ý kiến chủ quan bởi vì những đồng tiền đó đơn giản là không di chuyển, không có nghĩa rằng chúng không được giao dịch trong tương lai.
Tính năng thay thế của đồng Bitcoin
Đã xảy ra các trường hợp một số địa chỉ Bitcoin nhất định bị đưa vào danh sách đen. Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Hoa Kỳ (OFAC) đã liệt kê các địa chỉ cụ thể có liên quan đến các cáo trạng tội phạm và hạn chế giao dịch của những địa chỉ này. Những trường hợp phạm tội này được cho là đã hack hoặc lừa đảo bitcoin từ Triều Tiên, Iran và Trung Quốc. Đây cũng là một bài học cảnh tỉnh cho đồng tiền này. Nếu các địa chỉ hack bitcoin diễn ra trên diện rộng, đồng coin này có thể phải đối mặt với những rủi ro lớn trong việc giao dịch.
Bảo mật & Tỷ lệ băm (Hashrate)
Sự khan hiếm của đồng Bitcoin được xem như là một lớp bảo mật. Vai trò của các thợ đào không chỉ là 'phát hành' bitcoin mới, họ còn bảo mật mạng. Lớp bảo mật đó cũng có thể được đo lường một cách khách quan bằng Tỷ lệ băm - Hash Rate.
Tỷ lệ băm là đơn vị đo lường khả năng giải thuật toán của máy tính trong khoảng thời gian 24 giờ.
Với nguyên lý hoạt động dựa trên động lực khuyến khích, năng lượng mà thợ đào bitcoin sử dụng phải nhỏ hơn hoặc bằng phần thưởng cho việc họ đã đóng góp - được chuyển đổi theo tỷ giá thị trường fiat.
Để có thể phá vỡ bitcoin và đưa các giao dịch không chính xác cho các khối, chúng ta cần kiểm soát ít nhất 51% sức mạnh đào coin.
Vì vậy, Tỷ lệ băm càng cao, mô hình của Bitcoin càng khó bị sập và do đó, đồng tiền này càng trở nên an toàn. Theo trang Blockchain.com, tỷ lệ này đang gia tăng theo thời gian. Tỷ lệ băm đã được chứng minh là có mối quan hệ tương quan chặt chẽ với giá của đồng Bitcoin trong việc minh hoạ tầm quan trọng của lớp bảo mật đối với sức khỏe của đồng coin này.
Đo lường mức độ sử dụng
Với mục tiêu thiết lập sự khan hiếm và lớp bảo mật của Bitcoin, chúng ta có thể xem đồng tiền này như một loại coin mạnh (sound money). Tuy nhiên, những điều này hoàn toàn vô nghĩa nếu không có ai sử dụng loại coin này. Với bản chất nguồn mở của Bitcoin, chúng ta có thể truy cập vào một số chỉ số sử dụng hữu ích sau:
Số lượng địa chỉ ví Bitcoin
Đây là những số liệu thô về số lượng những điểm tham chiếu duy nhất trên chuỗi khối Bitcoin mà người dùng có thể gửi coin đến và đi. Chúng ta không nên nhầm lẫn con số này với lượng người dùng thực tế vì địa chỉ có thể được tạo miễn phí và một người dùng có thể có nhiều địa chỉ.
Số lượng giao dịch diễn ra mỗi ngày
Chỉ số này có ý nghĩa hơn số lượng địa chỉ ví Bitcoin vì nó đo lường hoạt động thực sự của người dùng, mặc dù nó không chỉ rõ đó là những hoạt động gì.
Giá trị giao dịch trung bình
Nếu giá trị giao dịch trung bình tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc người dùng ngày càng thêm tin tưởng vào mạng lưới đồng Bitcoin.
Số lượng Đầu ra giao dịch chưa chi tiêu (UTXO)
UTXO là đầu ra giao dịch chưa chi tiêu. Về cơ bản đây là những gì còn lại sau khi người dùng gửi hoặc nhận bitcoin. UTXO là một chỉ số có phần chính xác hơn số lượng tổng số địa chỉ ví Bitcoin.
Những chỉ số này chỉ là bề nổi giúp chúng ta nhìn nhận xem Bitcoin có đang được sử dụng hay không và số lượng giao dịch có đang tăng lên hay không.
Nếu bạn nghĩ rằng việc nắm giữ Bitcoin là một thước đo tuyệt vời cho sự tự tin, thì bạn có thể xem xét số lượng UTXO giữ nguyên trong một thời gian cụ thể.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với giao dịch Bitcoin đến và đi từ ví cứng, báo hiệu việc người dùng tiết kiệm hoặc chuẩn bị bán Bitcoin. Đây còn là vấn đề liên quan tới khối lượng giao dịch và hoạt động mua/bán/di chuyển của các tài khoản cá voi.
Tìm hiểu sâu hơn về các chỉ số
Các chỉ số này là những thước đo phổ biến nhất. Đây là những chỉ số hoàn toàn có sẵn và miễn phí cho bất kỳ ai có nhu cầu tìm hiểu về Bitcoin hoặc bất kỳ blockchain mở nào khác. Tuy nhiên, chúng chỉ là phần nổi của tảng băng trôi khi xét tới các thước đo tiềm năng về sức khỏe của Bitcoin.
Nếu thực sự muốn tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể khởi chạy node và khai thác nguồn dữ liệu, cắt và phân loại dữ liệu phù hợp, đăng ký các dịch vụ hỗ trợ giao dịch hoặc tận dụng nguồn thông tin tối đa trên Twitter, Reddit, Telegram và các nguồn internet khác.
Tóm lại, việc đánh giá một loại tiền điện tử không nằm ở các khía cạnh như trang web, ứng dụng, phương thức ICO, mức độ yêu thích của người dùng hay những quảng cáo của người nổi tiếng. Điểm mấu chốt là những thước đo khách quan về khả năng của đồng coin đó trong việc giải quyết vấn đề ở thế giới thực. Ví dụ như Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số khan hiếm, an toàn và được người dùng đón nhận.
Miễn trừ trách nhiệm:
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.
Thune helped cosponsor a crypto bill in 2022 called the Digital Commodities Consumer Protection Act
North Korean Malware Targets macOS Users by Evading Apple Notarization
DeltaPrime Protocol Attacked on Arbitrum and Avalanche, Resulting in $4.8 Million Loss
Polymarket Founder Raided by FBI After Trump Win, Company Says
0.00
GMOコイン
GMOコイン
BitcoinNW
FXChoice
DEEPCOIN
Datum
PancakeSwap
bitcoin.de
LBANK.info
NORTHCRYPTO