Trong bất kỳ cuộc thảo luận nào về tương lai của tiền điện tử, trước hết ta cần hiểu chỗ đứng của ngành này ở thời điểm hiện tại. Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cần xét tới ba khía cạnh: không gian blockchain còn non trẻ, phát triển nhanh và sự tương tác với các công nghệ khác.
Trong bất kỳ cuộc thảo luận nào về tương lai của tiền điện tử, trước hết ta cần hiểu chỗ đứng của ngành này ở thời điểm hiện tại. Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cần xét tới ba khía cạnh: không gian blockchain còn non trẻ, phát triển nhanh và sự tương tác với các công nghệ khác.
Mật mã học (Cryptography) xuất hiện cách đây không lâu. Phần lớn sự đổi mới xung quanh blockchain bắt nguồn từ phong trào cypherpunk của những năm 1990. Tuy nhiên, blockchain chỉ mới được phát minh và áp dụng lần đầu tiên vào năm 2008/09.
Đó là khoảng 12, 13 năm trước. Trong khi, Internet được đưa vào sử dụng vào những năm 1970 khi các mạng lưới học viện và quân sự bắt đầu sử dụng Internet để liên lạc. Phải đến đầu những năm 2000, Internet mới được sử dụng rộng rãi với băng thông rộng và người dùng có cơ hội được tiếp cận các thiết di động.
Đặt trên bàn cân so sánh với Internet, công nghệ Blockchain và ngành công nghiệp tiền điện tử vẫn là những thế hệ “sinh sau đẻ muộn”.
Web không gian (The Spatial Web)
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là tốc độ phát triển của ngành này hiện nay. Những tiến bộ rộng rãi trong công nghệ kỹ thuật số và truyền thông, kết hợp với bản chất của công nghệ blockchain, đồng nghĩa với việc cryptocurrency có xu hướng di chuyển ngày càng nhanh chóng. Tốc độ này nhanh đến mức có thể rất khó để theo kịp.
Mặc dù các blockchains mới chỉ chục năm tuổi, nhưng đã xuất hiện một số lượng lớn các loại tiền điện tử được ra đời trong thời gian đó. Ethereum và khả năng của hợp đồng thông minh đã dẫn đến sự trỗi dậy của các ngành công nghiệp hoàn toàn mới và nhiều doanh nghiệp trong số đó hoạt động bất hợp pháp.
Các ngành này bao gồm (và không chỉ giới hạn) Defi, DAO, NFT và danh tính số (digital identity). Để đánh giá tương lai của tiền điện tử, ta nên chia nó thành các lĩnh vực đổi chủ chốt và quan sát tầm ảnh hưởng của chúng.
Điều thứ ba mà chúng ta cần cân nhắc đó là ngành công nghiệp blockchain không hoạt động hoàn toàn cô lập. Sự phát triển trong Trí tuệ nhân tạo, Tương tác thực tế ảo, Internet vạn vật (xe thông minh, robot và sinh trắc học), cũng như mạng 5G, công nghệ in 3D và GPT-3 đều đang bắt đầu hội tụ trong không gian blockchain. Những phát triển này được gọi là web 3.0, hay còn được biết đến với cái tên 'Web không gian'.
Để hiểu được ngành công nghiệp blockchain đang hướng tới điều gì, chúng ta cần phải đánh giá sự tương tác giữa blockchain với các công nghệ khác và những đổi mới bắt nguồn từ những tương tác này.
Bài viết tiếp theo sẽ đánh giá một số lĩnh vực đổi mới chính trong tiền điện tử ngày nay, tập trung vào tương lai của loại tiền này. Tiếp đó, chúng ta sẽ xem xét công nghệ blockchain trong bối cảnh 'Web không gian' (Spatial Web) và nắm bắt được bức tranh toàn cảnh về tầm quan trọng của blockchain.
Tài chính phi tập trung (Decentralised Finance)Defi (Tài chính phi tập trung) là một thuật ngữ bao trùm cho các ứng dụng tài chính khác nhau sử dụng các khía cạnh có thể lập trình của tiền điện tử, để đổi mới việc quản lý tài sản thông qua các hợp đồng thông minh.
Sự đổi mới chủ chốt ở đây là các công cụ tài chính được xây dựng trên nền tảng blockchain không phụ thuộc vào các bên trung gian như ngân hàng, công ty môi giới hoặc sàn giao dịch. Điều này có nhiều lợi thế sau:
● - Cung cấp khả năng tiếp cận tài chính mới cho dân số không có tài khoản ngân hàng (ước tính khoảng hơn 1 tỷ người)
● - Tạo khả năng tiếp cận với một hình thức lợi nhuận mới
● - Cho phép các đổi mới như tiền ổn định phi tập trung (decentralised stablecoins) và token tổng hợp
● - Loại bỏ các rào cản tham gia vào ngành công nghiệp blockchain đối với đầu tư giai đoạn đầu
Stablecoin (Tiền ổn định) là một sự đổi mới của DeFi nhằm mục đích giải quyết vấn đề biến động liên quan đến tiền điện tử như BTC và ETH. Ví dụ điển hình sẽ là DAI, một loại tiền điện tử sử dụng hợp đồng thông minh để duy trì giá trị càng gần mức 1 Đô-la càng tốt. Giờ đây, ngành công nghiệp tiền điện tử đã có thêm một tuỳ chọn, đó chính là tiền tệ ổn định. Việc áp dụng tiền tệ ổn định cần được khuyến khích việc và đổi mới hơn nữa.
Token tổng hợp (Synthetic tokens) là một loại phái sinh (một sản phẩm tài chính thu được giá trị từ một tài sản biến đổi cơ bản). Các token tổng hợp này có thể theo dõi bất kỳ chỉ số giá nào và cho phép tiếp xúc với các mức rủi ro khác nhau mà điều này trước đây chưa từng diễn ra. Một số ý tưởng sáng tạo cho các token tổng hợp này bao gồm:
● Token theo dõi lượt tải xuống của một ứng dụng cụ thể
● Token theo dõi chỉ số giá không thể giao dịch
● Token theo dõi việc sử dụng các sản phẩm DeFi trong tương lai
Các chỉ trích xung quanh DeFi là các giao dịch blockchain không thể đảo ngược. Do đó, các giao dịch không chính xác không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng đảo ngược. Quy định cũng ảnh hưởng đến tính chất phân cấp và tư nhân của ngành này.
Tổ chức giám sát chính của các loại tiền điện tử là CBDC. Tiền điện tử của ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currencies) hiện đang được chú trọng nghiên cứu bởi 80% ngân hàng trung ương trên thế giới và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hiện đang thử nghiệm đồng Nhân dân tệ kỹ thuật. CBDC không hẳn là thách thức trực tiếp đối với DeFi nhưng các chính phủ đang cố gắng bắt kịp với sự đổi mới mà DEFI đem lại. Đồng tiền số được phát triển bởi các quốc gia là những giống lai được tuyển chọn từ các yếu tố hữu ích của tiền điện tử, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát nguồn cung tiền trong khi loại bỏ những yếu tố thách thức như việc không cần cấp phép và không ranh giới.
DeFi chắc chắn là một trong những không gian điện tử quan trọng nhất trong ngành công nghiệp blockchain vào thời điểm hiện tại. Ước tính có khoảng 11 tỷ đô la được gửi vào các giao thức tài chính phi tập trung khác nhau. Không gian này được kỳ vọng sẽ tăng khả năng thanh khoản và tính ứng dụng khi nó phát triển và trở nên đáng tin cậy hơn, dẫn đến nhiều đổi mới và gia tăng khả năng tiếp cận vốn cùng lãi suất cao trên toàn cầu.
Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs)
Các tổ chức tự trị phi tập trung hoặc DAOs là các tổ chức được cung cấp bởi các hợp đồng thông minh, đại diện bởi các quy tắc của các thành viên tổ chức và không bị ảnh hưởng bởi quản trị trung tâm. Ở bài viết trước, chúng ta đã đề cập đến một ví dụ điển hình về DAO với mục đích trở thành một loại Quỹ mạo hiểm mới do các thành viên điều hành. Kết cục là Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) này đã bị tấn công và ngừng hoạt động.
DAO đang thách thức niềm tin lâu đời về các thức hoạt động của các công ty và nền dân chủ. DAO loại bỏ nhu cầu về các bên thứ ba, đóng vai trò là những tổ chức được chấp nhận và đáng tin cậy để kích hoạt các giao dịch. Điều này làm cho các giao dịch trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trải nghiệm liên quan tới đồng Ethereum cho thấy rằng các DAO chỉ là các quy tắc được hệ thống hóa, logic của mã có thể được khai thác. Các DAO không thay đổi bản chất con người, chúng chỉ là nỗ lực nhằm giảm thiểu những khó khăn trong quản trị. DAO vẫn còn một chặng đường dài trước mắt để chạm tới thành công thực sự.
Ví dụ điển hình về một DAO đang hoạt động là MakerDAO. Tổ chức này sử dụng mô hình cho phép quản lý cộng đồng tạo ra DAI, một stablecoin được chốt giá mềm với Đô la Mỹ. Người dùng tạo DAI bằng cách cam kết tiền điện tử làm tài sản thế chấp, được khóa trong một kho tiền, được gọi là CDP.
Đây là một ý tưởng phức tạp và vẫn tồn tại nhiều thách thức. Thế nhưng lượng giá trị bị khóa trong DAI và giá trị của token MKR được sử dụng để thanh toán phí stable coin đang tăng lên liên tục, cũng như, đảm bảo DAI luôn giữ được giá chốt của nó. MakerDAO đang phát triển theo lộ trình hướng tới quyền tự chủ hoàn toàn. Tiềm năng thực sự của các DAO đã được thừa nhận và trở thành tiêu chuẩn cho những tổ chức khác.
NFTs, Chuỗi cung ứng & định danh
Non-Fungible-Tokens hoặc NFTs là một loại token mật mã cụ thể dựa trên công nghệ blockchain. Trái ngược với Bitcoin hoặc các loại tiền điện tử khác có thể thay thế, NFT có thể tự do trao đổi lấy các token khác. NFT đại diện cho một cái gì đó độc nhất và do đó không thể hoán đổi lẫn nhau.
NFT được sử dụng để tạo ra sự khan hiếm kỹ thuật số và các ứng dụng năng lượng tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại kỹ thuật số các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và các mặt hàng kỹ thuật số khác. Một trường hợp điển hình là trò chơi dựa trên chuỗi khối 'crypto kitties'. NFT đại diện cho tài sản trong trò chơi do người dùng kiểm soát (thay vì nhà phát triển) và có thể được giao dịch trên thị trường của bên thứ ba.
Các nền tảng sưu tập NFT đang bùng nổ, với nhiều trường hợp được đổi chủ để thu được những khoản tiền hấp dẫn. Banksy gần đây đã đốt một tác phẩm nghệ thuật tên là Morons, sau đó tạo NFT từ việc phát trực tiếp. Bức tranh này được bán với giá $380,000.
Các ngành công nghiệp âm nhạc và thể thao đang chuyển đổi các mô hình tương tác hiện có thông qua NFT, cho dù đó là NBA bán NFT của các video clip cổ điển hay các ban nhạc mã hóa album với trải nghiệm VIP.
Việc sử dụng NFT ngày càng tăng. Cụ thể là Nike nắm giữ bằng sáng chế cho giày thể thao NFT dựa trên blockchain có tên là 'CryptoKicks'. Decentraland - một phiên bản tiền điện tử của Minecraft, nơi NFT đang được sử dụng để mua bất động sản ảo. MANA, token của Decentraland có vốn hóa thị trường khoảng 225 triệu đô la, tăng hơn 5 lần kể từ khi ra mắt vào năm 2017.
Tương lai NFT đang được sử dụng để khám phá quản lý chuỗi cung ứng. Về lý thuyết, NFT có thể được sử dụng để đại diện cho hàng hóa vật chất cũng như hàng hóa kỹ thuật số. Tiền điện tử vẫn chưa tác động đến việc buôn bán và quản lý hàng hóa trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Và việc này có thể được thực hiện hiệu quả hơn nhiều. Có khả năng NFT sẽ trở thành một phần của bức tranh chuỗi cung ứng được quản lý bởi công nghệ blockchain.
Định danh và xuất xứ có lẽ là một trong những trường hợp thể hiện rõ ràng nhất tính ứng dụng của blockchain. Blockchain chắc chắn sẽ trở thành một lĩnh vực quan trọng cho tương lai của nền công nghệ. Đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật cách cơ sở hạ tầng fiat hiện tại được ứng dụng trong việc quản lý thế giới ngày càng kết nối.
Từ thất bại trong khâu truy vết nguồn nhiễm Covid đến tìm nguồn cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) bị lỗi, hệ thống quản trị này của chúng ta cần được cải thiện. Bằng cách cung cấp phương thức lưu trữ dữ liệu một cách đáng tin cậy và an toàn, các blockchain có khả năng cải tiến hệ thống quản trị của chúng ta.
Danh tính số là một blockchain đáng tin cậy giúp theo dõi hồ sơ tiêm chủng. Danh tính số cũng có thể được ứng dụng trong việc sử dụng hộ chiếu kỹ thuật số giúp theo dõi, truy tìm và nâng cao biện pháp kiểm soát biên giới.
Như đã đề cập ở trên, danh tính số có thể được mở rộng từ con người sang hàng hóa vật chất. Việc mở rộng này có thể tạo ra những thay đổi căn bản trong khả năng giao dịch và theo dõi xuất xứ của hàng hóa.
Để khám phá tiềm năng này, chúng ta cần phải xem xét các blockchain trong ngữ cảnh thích hợp. Hãy cùng đi tìm hiểu về Web 3.0 và khả năng tương tác của blockchain.
Mối quan hệ tương hỗ của Web 3.0 & Blockchain trong tương laiWeb 3.0, hay còn gọi là 'Web không gian' (The Spatial Web) là sự kết nối của một tập hợp các phát triển công nghệ. Blockchain là một trong những bước phát triển. Ngoài ra còn có Trí tuệ nhân tạo, Tương tác thực tế ảo, Internet vạn vật, mạng 5G, phương pháp in 3D và hơn thế.
Hãy tưởng tượng một thế giới nơi các hệ thống AI điều hành quá trình vận chuyển của chúng ta, hiển thị thông tin một cách trực quan thông qua kính thực tế ảo và các sản phẩm in 3D dựa nhu cầu kết nối thông qua mạng 5g và đồng bộ hóa trên một blockchain chung. Nghe thật thú vị, phải không nào?
Xét theo khía cạnh của blockchain, khả năng tương tác là một yếu tố vô cùng quan trọng, mô tả khả năng của hệ thống máy tính hoặc phần mềm giúp trao đổi và sử dụng thông tin.
Các công nghệ được đề cập trên cần một điểm chung để gia tăng sự tương tác lẫn nhau. Nếu không có điểm chung, các công nghệ này sẽ không tích hợp và được sử dụng hết tiềm năng.
Công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology) (nói cách khác là các blockchains) tạo tiền đề cho cơ sở hạ tầng được kết nối với nhau. Blockchain cung cấp một cách để lưu trữ dữ liệu an toàn, đáng tin cậy theo cách phi tập trung. Blockchains cung cấp đường dẫn đến một sổ cái khó có thể kiểm tra, được chia sẻ trên toàn cầu về các bản ghi, sự kiện và giao dịch.
Từ nền tảng toàn vẹn dữ liệu này, các công nghệ có thể bắt đầu tương tác với nhau một cách đáng tin cậy mà không phải lo lắng về các bên thứ ba với ý đồ xấu hoặc các bản ghi lặp. Nguồn tài nguyên cho công nghệ là vô hạn và chúng ta chỉ mới bắt đầu.
Các nền tảng chuỗi khối như Ethereum vẫn đang mở rộng quy mô và đáp ứng nhu cầu về một hệ thống hồ sơ được chia sẻ toàn cầu. Khi chúng ta chuyển sang kỷ nguyên tiếp theo của web, công nghệ blockchain chắc hẳn sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Hy vọng rằng sau khi đọc hết bài viết này, kết hợp với phần Kiến thức cơ bản về tiền điện tử, bạn sẽ nhìn thấy tiềm năng của công nghệ này, hiểu thêm về phương thức hoạt động, những đổi mới và khả năng phát triển mà nó đem lại.
Miễn trừ trách nhiệm:
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.
South Korea: Upbit Investigated for Over 500,000 KYC Violations
MacBook Users with Intel Chips Urged to Update for Enhanced Security
Solana-Based Trading Terminal DEXX Hacked, Over $21M in User Losses
South Korea to Enforce 20% Crypto Tax in 2025 with Increased Exemption Limit
0.00