Trong các bài viết trước về cách kiếm tiền điện tử, chúng ta đã tìm hiểu các công việc ngoài lề khác nhau để có thể kiếm một số tiền điện tử nhỏ. Ở bài học này, chúng ta sẽ giải quyết thách thức phía trước bằng cách phân tích các cách bạn có thể kiếm được thu nhập thường xuyên khi làm việc trong lĩnh vực tiền điện tử.
Tóm tắt nội dung bài học:
· Microtasking (làm công việc vặt) là gì và các cơ hội có sẵn
· Các cơ hội việc làm để kiếm tiền điện tử; những kỹ năng cần có
· Yếu tố nào giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn
· Bạn có thể kiếm các cơ hội việc làm về tiền điện tử ở đâu và như thế nào
Trong các bài viết trước về cách kiếm tiền điện tử, chúng ta đã tìm hiểu các công việc ngoài lề khác nhau để có thể kiếm một số tiền điện tử nhỏ. Ở bài học này, chúng ta sẽ giải quyết thách thức phía trước bằng cách phân tích các cách bạn có thể kiếm được thu nhập thường xuyên khi làm việc trong lĩnh vực tiền điện tử.
Với các công việc như: làm các công việc vặt, làm việc tự do, chủ thầu hay nhân viên toàn thời gian của một công ty chuyên về tiền điện tử, bạn có thể được trả lương trực tiếp bằng tiền điện tử cho công việc bạn làm. Nếu bạn có các kỹ năng mà các công ty tiền điện tử yêu cầu, bạn có thể làm việc từ xa hoặc tại công ty và nhận toàn phần hoặc một phần lương của bạn bằng tiền điện tử.
Bằng nhiều cách khác nhau thì đây là cách hợp lý nhất để tham gia vào hệ sinh thái tiền điện tử.
Bạn không chỉ đang xây dựng một danh mục đầu tư tiền điện tử mà còn đang đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái và tìm hiểu cách tiền điện tử có thể dễ dàng thay thế các chức năng mà bạn thường nghĩ rằng chỉ có hệ thống tài chính truyền thống mới có thể làm được.
Để bắt đầu, chúng ta hãy quan sát nền kinh tế tiền điện tử để hiểu cách nó hoạt động và các kỹ năng được yêu cầu.
Nền kinh tế tiền điện tử là gì?
Nền kinh tế tiền điện tử là các ngành công nghiệp hình thành xung quanh tiền điện tử và công nghệ blockchain.
Mặc dù các khái niệm và công nghệ đằng sau tiền điện tử vẫn còn mới, nhưng sự phát triển của các dự án trong nền kinh tế tiền điện tử trở thành các doanh nghiệp uy tín rõ ràng đã chứng minh một điều rằng là các doanh nghiệp này có các vai trò tương tự như các doanh nghiệp truyền thống.
Mọi ngành nghề từ Nhân sự, Marketing, Thiết kế, Truyền thông, Kế toán và Pháp lý, cùng với các kỹ năng cụ thể về tiền điện tử như ngôn ngữ lập trình dành riêng cho tiền điện tử, kiến thức về mật mã và kinh tế học tiền điện tử.
Các doanh nghiệp chính trong nền kinh tế tiền điện tử chủ yếu là về giao dịch tiền điện tử, lưu ký tiền điện tử (các công ty lưu trữ tiền điện tử đại diện cho khách hàng), nhà phát triển ví, ứng dụng blockchain, trò chơi/đánh bạc tiền điện tử, công ty bảo hiểm tiền điện tử, công ty thuế tiền điện tử, fintech (công ty công nghệ tài chính), cùng với nhiều tổ chức làm về lĩnh vực blockchain ngày càng tăng.
Microtasking (làm công việc vặt) – Nền kinh tế gig của tiền điện tử
Trong thập kỷ qua, nền kinh tế truyền thống đã bị xáo trộn bởi sự xuất hiện của nền kinh tế gig – thể hiện qua các ngành nghề taxi, giao hàng thực phẩm / bưu kiện và DIY (tự tay làm lấy) – mà trong đó có đội ngũ nhân viên độc lập làm việc theo yêu cầu.
Các dự án mới nổi trong lĩnh vực tiền điện tử đang tìm cách mở rộng quy mô một cách nhanh chóng mà không cần thuê những nhóm nhân viên làm việc thường trực. Hình thức này cũng tương tự với các dịch vụ được cung cấp trực tuyến và theo yêu cầu.
Các công ty tiền điện tử thường thuê những người làm việc tự do để thực hiện các nhiệm vụ một lần và các công việc vặt, tức là các công việc nhỏ, thường lặp lại và trả một khoản tiền khiêm tốn dựa trên công việc đã hoàn thành.
Bạn có thể thoải mái hoàn thành các công việc vặt ấy trong một hoặc 2 tiếng ở nhà, chẳng hạn như gắn thẻ ảnh, làm ảnh banner hoặc hoàn thành bảng câu hỏi sau khi thử nghiệm trò chơi hoặc ứng dụng.
Các dự án tiền điện tử thường là các dự án cộng đồng, có nghĩa là có rất nhiều cơ hội cho những cá nhân giống như bạn tham gia và được trả lương bằng tiền điện tử khi bạn hoàn thành xong các công việc vặt ấy.
Một bước tiến từ làm công việc vặt là công việc tự do; về cơ bản là làm các công việc đặc thù cho các doanh nghiệp chuyên về tiền điện tử không sẵn sàng hoặc không có khả năng tuyển dụng nhân viên toàn thời gian cho các chức năng không phải cốt lõi trong các lĩnh vực như sáng tạo nội dung/đăng blog, truyền thông mạng xã hội, quản lý cộng đồng và tạo và chỉnh sửa video/hình ảnh.
Những cơ hội việc làm không chính thức này giúp bạn có cơ hội kiếm tiền ngay lập tức; nếu bạn có các kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ và có sự linh hoạt, cơ hội bạn được các công ty đó tuyển làm nhân viên chính thức ngay lập tức sẽ càng cao- thậm chí không cần đến bản sơ yếu lý lịch. Những công việc này cũng giúp bạn có cơ hội tốt để tìm hiểu về tiền điện tử và mạng lưới, giá trị thực sự của nó
Thay vì thông qua các nhà tuyển dụng hoặc công ty tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp đang bắt đầu một dự án tiền điện tử mới sẽ dựa vào các mạng lưới hiện có để tìm tài nguyên, vì vậy hãy dành thời gian để xây dựng mạng lưới của riêng bạn, cho dù là trên LinkedIn, hay tham gia các nhóm Discord, Twitter hay WhatsApp.
Ngoài ra còn có một số trang web được thành lập ngoài việc cung cấp công việc tự do với thanh toán bằng tiền điện tử:
Kiếm tiền điện tử làm nguồn thu nhập chính của bạn
Nếu bạn đang muốn làm gì đó ý nghĩa hơn là các công việc vặt hay làm việc tự do, thì bạn có thể tìm các công việc theo hợp đồng hoặc toàn thời gian từ các nhà tuyển dụng sẵn lòng trả lương cho bạn bằng tiền điện tử.
Nhân tiện, không chỉ các công ty hoạt động trong thế giới tiền điện tử mới thanh toán bằng tiền điện tử; các doanh nghiệp không làm trực tiếp về blockchain cũng đã nắm bắt được lợi ích của việc trả lương cho nhân viên bằng bitcoin.
Nếu bạn có thể tìm thấy một công ty nhìn xa trông rộng sẵn sàng trả toàn bộ hoặc một phần tiền lương của bạn bằng tiền điện tử, hãy nắm bắt cơ hội và tận dụng nó.
Để có thể ngày càng kiếm được nhiều tiền điện tử hơn, bạn sẽ cần phải có các kỹ năng phát triển tốt trong một lĩnh vực cụ thể của tiền điện tử hoặc các kỹ năng có thể chuyển đổi sang tiền điện tử, lý tưởng nhất là có sẵn kiến thức nghiệp vụ.
Hãy đảm bảo trong CV hoặc thư giới thiệu của bạn nhấn mạnh nổi bật các kỹ năng cụ thể hoặc sở thích cá nhân của bạn đối với tiền điện tử và thậm chí cả mong muốn được trả lương bằng tiền điện tử.
Những kỹ năng này luôn luôn là cần thiết trong nền kinh tế tiền điện tử, mang lại cho bạn nhiều cơ hội để nhận những công việc sẽ trả lương cho bạn bằng tiền điện tử.
Ngoài ra còn có nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế tiền điện tử đang có tốc độ phát triển nhanh chóng và ở đó có nhu cầu cụ thể về các chuyên gia có kỹ năng liên quan.
Ví dụ, nếu bạn là một họa sĩ hay nhà thiết kế đồ họa giỏi, bạn nên cân nhắc đến NFT (tài sản không thể thay thế), là một ngành tập trung vào các bộ sưu tập kỹ thuật số và tác phẩm nghệ thuật có thể được biểu thị dưới dạng tài sản duy nhất.
NFT đang được giao dịch giống như tiền điện tử trên một số nền tảng đang phát triển như Enjin Marketplace, Rarible, Super Rare, Decentraland và Open Sea.
Nền tảng tài chính phi tập trung (defi), đột phá của các dịch vụ tài chính, là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất. Nếu bạn là một lập trình viên front-end, nhà quản lý cộng đồng hoặc lập trình viên giỏi, bạn sẽ không gặp khó khăn gì khi tìm việc ở đây, đồng thời các kỹ năng trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư và giao dịch phái sinh cũng có thể áp dụng được.
Hiện đang có rất nhiều các Dự án Defi (Tài chính phi tập trung), một địa điểm đáng tin cậy để tìm việc đó là trên bảng dán thông báo việc làm của Pantera Capital, một công ty đầu tư tập trung hoàn toàn vào các dự án về tiền điện tử và blockchain.
Nhận trả lương bằng tiền điện tử sẽ có độ bảo mật cao hơn với các phương thức thanh toán thông thường. Bạn thậm chí không cần tài khoản ngân hàng: tiền điện tử là loại tiền tệ không biên giới tối ưu nhất, có sẵn cho bất kỳ ai với chiếc điện thoại di động, có ý chí và phương tiện để kiếm được nó.
Mặc dù việc được trả lương bằng tiền điện tử có nhiều lợi ích, nhưng bạn cũng không thể tránh khỏi các quy tắc hiện hành về thuế thu nhập áp dụng ở quốc gia của bạn. Nếu bạn đang làm việc tự do, hãy nghe tư vấn từ những người làm nghề tự do khác để hiểu cách họ giải quyết các vấn đề thuế của họ hoặc tìm đến một kế toán viên chuyên về tiền điện tử - ngày càng có nhiều công việc ngành nghề hỗ trợ chăm sóc khách hàng về tiền điện tử.
Cách tìm kiếm công việc về tiền điện tử
Nếu bạn đã có một bộ kỹ năng cần có trong nền kinh tế tiền điện tử, nhiệm vụ tiếp theo của bạn là tìm kiếm một công việc phù hợp và ứng tuyển vào vị trí đó. Điều đầu tiên cần làm là xem các bài đăng tuyển dụng trên các trang web việc làm tự do về tiền điện tử như CryptoJobsList, Crypto.jobs hoặc Blocklancer.net. Các trang web khác được các nhà tuyển dụng và người làm tự do về tiền điện tử thường xuyên truy cập bao gồm Coinality.com, Bitgigs.com và Anytask.com. Bảng dán thông báo việc làm của các công ty trong mạng lưới Pantera Capital cũng đáng để bạn tham khảo.
Tuy nhiên, đừng tự giới hạn bản thân trong các bài đăng tuyển dụng chính thống khi tìm kiếm một công việc về tiền điện tử. Đôi khi, bạn sẽ có thể gặp may khi đến với các kênh Discord và Telegram của chính các dự án hoặc truy cập trực tiếp vào trang web của họ.
Nói chuyện với mọi người, tìm hiểu các dự án và thị trường dọc của tiền điện tử nơi có nhu cầu về các kỹ năng bạn sở hữu và trực tiếp tìm đến nguồn nếu có thể. Tiền điện tử về bản chất là không cần đến các bên trung gian và khi tìm việc làm liên quan đến tiền điện tử cũng tương tự vậy: thông thường, bạn sẽ có thể tìm việc bằng cách tương tác với các dự án và nói chuyện với nhóm.
Những điều cần lưu ý khi tìm việc làm về tiền điện tử
Tiền điện tử là một ngành phát triển nhanh chóng mà ở đó các dự án có thể đến rồi đi, nghĩa là nổi lên và sau đó kết thúc nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Ban đầu, bạn có thể sẽ không tìm được một công việc gắn bó ổn định trong nền kinh tế tiền điện tử; thay vào đó, sẽ là công việc đến khi cần thiết, phù hợp với ngành nghề trong nền kinh tế gig.
Xung phong làm các công việc như thiết kế logo hoặc viết báo, cũng là một cách tuyệt vời để chứng minh rằng bạn đã đạt được kỹ năng cần thiết và từ đó có thể giúp bạn nhận được lời mời nhận việc. Tuy nhiên, đừng để các dự án lợi dụng bạn, sử dụng sức lao động của bạn nhưng lại không trả công xứng đáng cho những gì bạn đã đóng góp.
Hãy bắt đầu tìm kiếm việc làm về tiền điện tử với suy nghĩ rằng công việc ấy sẽ đem lại cho bạn kinh nghiệm học tập có giá trị và là bước đệm cho những điều lớn lao hơn. Kiến thức bạn gặt hái được trong suốt quá trình và tiền điện tử bạn kiếm được sẽ giúp bạn xây dựng danh mục đầu tư chuyên nghiệp của mình và mở đường cho một lời mời làm việc lâu dài.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
0.00
Finrax
HF MARKETS
Global Blockchain Exchange
HTX
GIBX EXCHANGE
Tokocrypto
ANC
BTCBIT
C-PATEX
motocho