Nhìn lại các sự kiện Tiền mã hóa nổi bật của năm 2022 (Phần 3)

Nhìn lại các sự kiện Tiền mã hóa nổi bật của năm 2022 (Phần 3) WikiBit 2023-01-18 10:56

Từ 06/11 đến 13/11/2022 được xem là “7 ngày tồi tệ nhất” trong lịch sử 13 năm của ngành crypto, tất cả chỉ vì một tổ chức, một người, được cộng đồng đặt trọn niềm tin vì những thứ đã làm trong quá khứ nhưng hóa ra lại là kẻ giả dối.

   11. Làn sóng cắt giảm nhân sự

  Hậu quả rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng thanh khoản mà phần trước chúng tôi đã nhắc đến là làn sóng cắt giảm nhân sự lan rộng. Hàng loạt công ty có liên quan đến tiền mã hóa phải “thắt lưng buộc bụng”, dù là những cái tên đình đám nhất ngành như Coinbase, Robinhood, Gemini, OpenSea,…

   12. “7 ngày” FTX thay đổi thế giới crypto

  Từ 06/11 đến 13/11/2022 được xem là “7 ngày tồi tệ nhất” trong lịch sử 13 năm của ngành crypto, tất cả chỉ vì một tổ chức, một người, được cộng đồng đặt trọn niềm tin vì những thứ đã làm trong quá khứ nhưng hóa ra lại là kẻ giả dối.

  Sự sụp đổ chóng vánh của FTX là điều không thể tiên đoán được trong thị trường, kể cả đối với những người “căm ghét” crypto nhất. Và cũng tương tự như sự việc của LUNA hay 3AC, tầm ảnh hưởng của FTX đã, đang và sẽ kéo dài ra thêm. Trong năm tới đây, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục chứng kiến những hệ lụy đáng buồn từ FTX.

   13. Làn sóng phá sản

  Khi cuộc khủng hoảng thanh khoản ngày càng trầm trọng, hệ quả tất yếu là nhiều công ty không thể trụ vững và tuyên bố phá sản. Năm nay chúng ta đã chứng kiến các cuộc phá sản của:

  Quỹ đầu tư Three Arrows Capital ngày 02/07;

  Ứng dụng tài chính Voyager Digital ngày 06/07;

  Nền tảng lending Celsius ngày 14/07;

  Công ty đào coin Compute North ngày 23/09;

  Sàn giao dịch FTX ngày 11/11;

  Nền tảng lending BlockFi ngày 28/11;

  Công ty đào coin Core Scientific ngày 21/12.

  14. Sam Bankman-Fried vướng rắc rối pháp lý

  Theo hồ sơ gửi lên Tòa án Quận Nam New York (SDNY), SBF đang đối mặt với 3 cáo trạng riêng biệt với rất nhiều tội danh từ Bộ Tư pháp, Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và Ủy ban Giao dịch Tài sản Kỳ hạn Mỹ (CFTC), bao gồm: Âm mưu gian lận tiền gửi của khách hàng; Gian lận tiền gửi của khách hàng; Âm mưu gian lận tiền của chủ nợ; Gian lận tiền của chủ nợ; Âm mưu gian lận tài sản; Âm mưu gian lận chứng khoán; Âm mưu rửa tiền;Âm mưu lừa gạt nước Mỹ và vi phạm quy định quyên góp tài chính, Gian lận trong hoạt động chào bán chứng khoán; Gian lận có liên quan đến hoạt động mua hoặc chào bán chứng khoán,...Đến sáng ngày 13/12, SBF bị chính quyền Bahamas bắt giữ và sau đó đã chấp nhận bị dẫn độ về Mỹ.

  15. Binance và tranh cãi về Proof-of-Reserves

  Dù là người khởi xướng trào lưu Proof-of-Reserves để cứu vãn niềm tin vào các sàn CEX của người dùng, nhưng cũng bắt đầu từ đó Binance phải đối mặt với hàng loạt tranh cãi và FUD liên quan.

  Bắt đầu xuất hiện là cáo buộc Binance tiếp tay cho hoạt động rửa tiền và vi phạm luật cấm vận từ Mỹ. Trước thông tin này, nhiều cá nhân đến tổ chức lớn đã hối hả rút tiền khỏi sàn, dẫn đến đồng BUSD bị depeg và Binance tạm dừng cho rút USDC vì thiếu thanh khoản. Đã có đến 6 tỷ USD rút ròng khỏi sàn khi đó, được xem là tình huống “stress test” đối với tính thanh khoản thực của Binance.

  Khoảng vài giờ sau đó, Binance đã nối lại việc nạp rút. Cùng với thực tế sàn vẫn duy trì hoạt động ổn định, sự hoảng loạn dần lắng xuống.

  Nhưng rắc rối vẫn chưa kết thúc. Vài ngày sau đơn vị chịu trách nhiệm xác minh Proof-of-Reserves của Binance là Mazars Group bất ngờ dừng cung cấp dịch vụ cho các sàn crypto, đồng thời xóa kết quả kiểm toán trước đó khỏi website.

  Nhiều người cho rằng báo cáo đã được thực hiện hoàn toàn chủ quan, vì dựa trên số liệu do Binance cung cấp và yêu cầu chứ không phải thực do Mazars Group kiểm tra và xác minh được.

  Đỉnh điểm, đến Big4 kiểm toán cũng “từ chối” Binance.

  16. Ethereum hoàn thành nâng cấp The Merge

  Cuối cùng sau bao tháng ngày chờ đợi, sự kiện được mong ngóng nhất trong cộng đồng Ethereum là The Merge đã chính thức hoàn thành vào ngày 15/09/2022.

  The Merge giúp cho Ethereum chuyển đổi từ PoW sang PoS, trở thành một blockchain “rẻ” hơn cho tất cả. Việc loại bỏ các miner (thợ đào) giúp mạng sử dụng ít năng lượng hơn, vì vậy, phần thưởng cho các validator trên PoS cũng sẽ thấp hơn phần thưởng cho các miner. Điều này khi kết hợp với cơ chế đốt của EIP-1559 giúp tạo ra hiệu quả giảm phát cho ETH.

  Tuy nhiên sau cột mốc này, Ethereum vẫn còn chặng đường dài phía trước.

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00