Bài học cho thị trường crypto từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

Bài học cho thị trường crypto từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 WikiBit 2022-12-02 12:20

Hai tuần sau khi FTX sụp đổ, CZ tiếp tục đưa ra một số lo ngại về tình hình tài chính của một đối thủ cạnh tranh khác - Coinbase.

  Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và tình trạng hiện tại của thị trường crypto đều có một mô thức chung. Và mặc dù lịch sử không bao giờ lặp lại nhưng nó thường có cùng những dấu hiệu. Dường như thị trường tiền mã hóa đang lặp lại kịch bản của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

  Phải chăng nguyên nhân của những sự sụp đổ này đều là do ngành công nghiệp vẫn còn non trẻ? Và làm thế nào để ngành tiền mã hóa năm 2022 có thể tự xoay chuyển tình thế? Câu hỏi được nhiều người quan tâm lúc này là thị trường tiền mã hóa có thể phục hồi như thị trường tài chính truyền thống sau khủng hoảng không và bằng cách nào?

  Thế giới hậu khủng hoảng tài chính 2008

  Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 là một bước ngoặt dẫn đến nhiều biện pháp cải thiện nền tài chính hiện đại. Các yếu tố như nghi ngờ, sợ hãi, tham lam hoặc sự kết hợp của tất cả đã tạo ra sự tàn phá khiến thế giới rơi vào cuộc Đại suy thoái.

  Vào thời điểm đó, đây là cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng. Nhưng một lần nữa, thị trường học được rằng không có gì là “quá lớn để sụp đổ”. Những nghi ngờ đã được gieo rắc trong nhiều năm áp dụng lãi suất thấp, các tiêu chuẩn cho vay lỏng lẻo thúc đẩy bong bóng giá nhà đất ở Mỹ và các nơi khác. Những ngân hàng đầu tư tham lam làm tê liệt nền kinh tế bằng cách đưa ra quy định Nghĩa vụ nợ thế chấp (CDO).

  Gã khổng lồ Lehman Brothers trở thành con số không. Nguồn: Getty Image

  Gã khổng lồ Lehman Brothers trở thành con số không. Merill Lynch bị bán cho Bank of America. Cục Dự trữ Liên bang phải cứu trợ AIG. Sóng xung kích làm tê liệt thị trường chứng khoán trên toàn cầu. Và tất cả điều này bắt đầu với sự tham lam hình thành trong một số ngân hàng.

  Thực tế cho thấy thị trường đã phục hồi. Chính phủ tăng chi tiêu để kích thích nhu cầu và hỗ trợ nhân viên, tiền gửi được bảo đảm, trái phiếu ngân hàng ban hành củng cố niềm tin vào các công ty tài chính. Chính phủ đồng thời mua cổ phần sở hữu tại một số ngân hàng và công ty tài chính khác để ngăn chặn tình trạng phá sản.

  Những biện pháp hiệu quả này có vẻ phức tạp hơn nhiều khi cố gắng áp dụng cho ngành công nghiệp phi tập trung như tiền mã hóa.

  So sánh với thị trường tiền mã hóa

  Sau buổi bình minh của cuộc khủng hoảng năm 2008, Satoshi Nakamoto tiết lộ tầm nhìn về Bitcoin với thế giới vào năm 2009. Nhưng bất chấp rất nhiều nỗ lực được thực hiện, Bitcoin và thị trường tiền mã hóa rộng lớn vẫn phải đi theo bước chân rắc rối của tài chính truyền thống.

  Vốn hóa thị trường đã giảm hơn 70% so với mức cao nhất mọi thời đại, các công ty tiền mã hóa sử dụng đòn bẩy quá mức hiện đang phải đối mặt với bản án tử hình.

  Một làn sóng sụp đổ tấn công những “ngân hàng” tập trung sử dụng tiền của khách hàng để tạo ra các cổ phần có đòn bẩy. Các quỹ đầu tư khai thác sự mập mờ của bảng cân đối kế toán để che giấu hồ sơ rủi ro và “bỏ túi riêng” các khoản cho vay khiến chủ nợ rơi vào nguy cơ mất trắng.

  Các tổ chức cho vay như BlockFi, Celsius và Three Arrow Capital chỉ là một vài trong số những cái tên đứng đầu danh sách này. Các nhà đầu tư đơn lẻ, nhiều người trong số họ bị thu hút bởi lợi nhuận cao, là những người phải đối mặt với làn sóng khủng khiếp này.

  Trong khi đó, một số khác bị điều khiển bởi lòng tham và bỏ ngoài tai những nghi ngờ được lan truyền trong thị trường tiền mã hóa. Vì vậy, ngày càng có thêm nhiều dấu hỏi đằng sau sự phá sản của FTX.

  FTX phá sản kéo theo nhiều hệ lụy. Nguồn: FTX

  Trong một cuộc phỏng vấn của CNBC, Carson Block – nhà sáng lập công ty đầu tư Muddy Waters – khẳng định rằng sự sụp đổ của FTX dưới thời cựu CEO Sam Bankman-Fried là một “ví dụ điển hình về lòng tham và FOMO”.

  Sự cạnh tranh khốc liệt

  Các điều kiện bất lợi và những vụ phá sản liên tiếp trong thị trường khiến ngành tiền mã hóa bị thất thoát hàng tỷ USD. Nhưng tất cả đều có một mẫu số chung.

  “Bình chân như vại” giữa tâm chấn là CEO của sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới Binance. Changpeng Zhao đóng một vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ những rắc rối tại FTX, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của nó. FTX thất bại và các tổ chức liên quan hiện đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng và gây ra nhiều trở ngại lớn cho ngành công nghiệp tiền mã hóa.

  Nhưng cao trào vẫn chưa dừng lại ở đó. Diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng thị trường được đưa ra sau khi CEO Binance đặt câu hỏi về việc tiết lộ khoản dự trữ Bitcoin của Coinbase.

  Nghi ngờ là một hạt giống độc hại. Gieo mầm nghi ngờ có thể tàn phá sự tin tưởng trong tâm trí và trái tim của ai đó. Sự thật chứng minh điều này ngày càng gia tăng và lan rộng trong toàn bộ cộng đồng tiền mã hóa. Mặc dù những câu hỏi này nhanh chóng được rút lại nhưng mầm mống nghi ngờ đã được gieo rắc khắp nơi.

  Giám đốc điều hành Coinbase Custody Aaron Schnarch tuyên bố công ty nắm giữ 635.000 BTC thay mặt cho Grayscale Bitcoin Trust (GBTC). Nhưng trong một thông báo trước đó vào tháng 7, Coinbase chỉ nắm giữ ít hơn 600.000 BTC.

  Những lo ngại này càng trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là sau khi Grayscale – nhà điều hành quỹ ủy thác Bitcoin lớn nhất – từ chối đưa ra bằng chứng về khoản dự trữ của mình.

  Brian Armstrong cho biết Coinbase đang giữ số BTC trị giá gần 40 tỷ USD. Nguồn: Brian Armstrong

  Tuy nhiên, cả hai đều nhanh chóng lên tiếng để hạn chế những lo ngại ngày càng tăng. Brian Armstrong – Giám đốc điều hành Coinbase – gọi hành động của CZ là sự xúi giục và cho rằng đây chỉ là một trong những FUD bình thường nhằm chống lại Coinbase. Ngay sau đó, thư cổ đông được phát hành bởi Giám đốc điều hành Coinbase cho biết công ty nắm giữ một lượng Bitcoin trị giá 39,90 tỷ USD. Grayscale nhắc lại lập trường tương tự để tăng tính minh bạch. CZ xóa tuyên bố “gây tranh cãi” của mình và cố gắng làm dịu tình hình.

  Những tuyên bố của CZ tạo ra một vụ náo động bằng cách thổi bùng ngọn lửa bất ổn. Nhiều người đam mê tiền mã hóa nhanh chóng chỉ trích Binance và CZ vì tạo ra sự hỗn loạn và nhắm mục tiêu vào một sàn giao dịch đối thủ khác.

  Will Clemente – nhà đồng sáng lập công ty nghiên cứu tài sản kỹ thuật số Reflexivity Research – chia sẻ trên Twitter: “Dòng tweet mới nhất mà CZ viết về việc nắm giữ Bitcoin của Coinbase không phải là một nước đi khôn ngoan. Tôi cho rằng anh ấy đang cố gắng bảo vệ ngành công nghiệp crypto nhưng CZ thừa thông minh để biết rằng ví trao đổi và ví lưu ký là riêng biệt”.

  Mario Nawfal – nhà sáng lập và giám đốc điều hành của IBCgroup – nói thêm: “Có phải CZ đang ám chỉ việc lưu ký Coinbase KHÔNG nắm giữ BTC thay mặt cho Grayscale Trust không? Tôi chưa từng nghi ngờ điều này cho đến khi đọc bài đăng của anh ta. Rõ ràng đây là một câu hỏi buộc tội nghiêm trọng”.

  Các nhà giao dịch/nhà đầu tư khác cũng bày tỏ sự khó chịu của mình đối với CZ. BobLoukas thâm chí chỉ trích CZ vì có quan điểm khá đạo đức giả.

  Mất kiểm soát

  Ngành công nghiệp tiền mã hóa có thể không chết nhưng chắc chắn nó cần được hỗ trợ để duy trì sự sống. Tin đồn và suy đoán xung quanh các gói cứu trợ càng làm nổi bật sự hiểu lầm về thị trường tiền mã hóa.

  Trang tin tức Barron cho biết: “Tiền mã hóa được xây dựng không có cơ chế cứu trợ. Trong tài chính truyền thống, tiền của người đóng thuế hoặc tiền tệ được chính phủ phát hành có thể đủ lớn cứu các ngân hàng. Nhưng tiền mã hóa không có tổ chức tập trung đủ quyền năng yêu cầu các công ty trong ngành thực hiện theo yêu cầu khi họ sụp đổ. Những đặc điểm không thích này được áp dụng để giữ cho tiền mã hóa trở thành một thị trường tự do nhất có thể”.

  Không giống như ngành tài chính truyền thống, tiền mã hóa được tạo ra như một tài sản thay thế, thể hiện rõ ràng khía cạnh phi tập trung hóa. Những ưu điểm vốn có của nó so với tài chính truyền thống cũng trở thành nhược điểm khi thị trường rơi vào khó khăn.

  Một lần nữa, bài học rút ra từ sức mạnh của cổ phiếu GME bán lẻ là minh chứng hữu hiệu nhất. Sức mạnh của người dân cho thấy kinh doanh bán lẻ nắm giữ sức mạnh thực sự. Một ngân hàng tiền mã hóa chỉ hoạt động trong mảng bán lẻ có thể đánh chìm bất kỳ sàn giao dịch tập trung nào (CEX).

  Kết luận

  Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là do các tổ chức ngân hàng tham lam, cuộc khủng hoảng tiền mã hóa năm 2022 là do CEX tham lam. Giải pháp tốt nhất để xây dựng niềm tin vào thị trường bắt nguồn từ các nhà giao dịch nhỏ lẻ, chứ không phải các quỹ phòng hộ, VC, nhà đầu tư tổ chức hoặc các quy định pháp lý.

  Gói cứu trợ tài chính trong tiền mã hóa được tập trung hóa. Mọi người phải xây dựng niềm tin bằng cách tạo dựng, phát triển ngành công nghiệp non trẻ này.

  Mặc dù sự cố hiện nay trong thị trường tiền mã hóa không nghiêm trọng bằng cuộc khủng hoảng năm 2008 – 2009 nhưng những bài học rút ra từ nó vẫn vô cùng đắt giá. Các nhà đầu tư hãy tránh xa đầu cơ, FUD, FOMO và kết hợp một cách tiếp cận lạc quan hơn.

  Một điều không thể tránh khỏi là đằng sau những cuộc khủng hoảng như thế, vô số công ty sẽ sụp đổ do nền tảng không bền vững của họ. Đó không phải là điều khủng khiếp mà chỉ là sự “thay máu” trong thị trường, cơ hội cho tất cả những ai có tầm nhìn và năng lực.

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00