Cách phát hiện một dự án crypto scam

Cách phát hiện một dự án crypto scam WikiBit 2022-12-02 12:22

Dữ liệu do Tradingpedia công bố ghi nhận 1,26 tỷ USD bị đánh cắp từ các nền tảng DeFi trong quý đầu tiên của năm 2022.

  Ngành tiền mã hóa còn rất mới và thiếu sót các quy định chặt chẽ, những kẻ cơ hội luôn rình rập ở khắp mọi nơi để “giăng bẫy” các nhà đầu tư. Đây là vấn đề nhức nhối đang diễn ra trong ngành và khi crypto tiếp tục phát triển, chúng ta sẽ phải chứng kiến ngày càng nhiều những vụ lừa đảo với quy mô ngày càng lớn.

  Mặc dù crypto scam vẫn thường xảy ra nhưng nhà đầu tư vẫn có thể tránh né chúng bằng nhiều cách. Điều quan trọng nhất là luôn phải nghiên cứu kỹ lưỡng về dự án trước khi đầu tư vào nó. Đặc biệt đối với người mới, họ phải trang bị kiến thức về dấu hiệu của những dự án nguy hiểm để ngăn ngừa tổn thất tài chính.

  Lừa đảo tiền mã hóa (crypto scam) là gì?

  Lừa đảo tiền mã hóa có rất nhiều hình thức, có thể là bẫy bơm – xả hàng hay gắn liền với các đợt ICO. Một số hình thức khác là:

  •   Thao túng thị trường

  •   Mô hình Ponzi

  •   Tấn công giả mạo (phishing)

  •   Trang web giả

  Kế hoạch bơm và xả là gì?

  Kế hoạch bơm và xả hàng (pump and dump) là khi những kẻ lừa đảo – thường là chủ sở hữu của dự án – quảng bá kế hoạch hoạt động của công ty/dự án và thuyết phục các nhà đầu tư mua vào.

  Pump and dump thường diễn ra ở giai đoạn ICO. Về cơ bản, chủ sở hữu dự án muốn tăng giá của token trước khi bán phần nắm giữ của họ khi nó đạt mức cao nhất mọi thời đại. Đây còn được gọi là đỉnh nhân tạo.

  Đội ngũ dự án thường tuyên bố sai sự thật để thổi phồng giá trị token, thúc đẩy nhu cầu sở hữu và dẫn đến việc các cổ đông lớn nhận được lợi nhuận khổng lồ.

  Lừa đảo kéo thảm (rug pull) NFT là gì?

  Hình thức lừa đảo rug pull chuyên về NFT có một số điểm tương đồng với pump and dump là quảng cáo sai về sản phẩm của dự án, trong trường hợp này là NFT. Chúng đa phần xảy ra trên các nền tảng trực tuyến,đi kèm với một trang web giả mạo, có thể biến mất bất cứ lúc nào.

  Dự án chơi game Neko Inu là một trong các vụ lừa đảo rug pull lớn nhất lịch sử crypto. Nguồn: Neko Inu

  Một NFT nào đó được phổ biến hoặc quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội và cộng đồng người hâm mộ. Khi nó đạt được sức hút và sự quan tâm nhất định, các nhà đầu tư sẽ rơi vào bẫy của kẻ lừa đảo. Dự án và trang web đại diện biến mất hoàn toàn cùng với số tiền lấy được của nhà đầu tư.

  Vào năm 2021, báo cáo bảo vệ người tiêu dùng do Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ công bố cho thấy khoảng 7.000 người mất hơn 80 triệu USD vào các dự án lừa đảo.

  Cảnh báo đỏ cần chú ý khi xem xét các dự án tiền mã hóa

  Một số dấu hiệu tương đối dễ nhận biết mà những người mới tham gia vào không gian tiền mã hóa nên chú ý. Nếu dự án bạn quan tâm xuất hiện một vài hoặc tất cả các dấu hiệu này, hãy cân nhắc thật cẩn thận trước khi “xuống tay”:

  •   Các trang web có lỗi chính tả và ít thông tin

  •   Không có trang truyền thông xã hội chính thức hoặc tài khoản mới được tạo trong thời gian ngắn

  •   Được quảng bá bởi các tài khoản Reddit mới toanh

  •   Rất ít kết quả tìm kiếm trên Google ngoài thông tin từ chính dự án

  •   Công cụ phát hiện trang web lừa đảo thu được rất ít hoặc không có thông tin vì dự án còn quá mới

  •   Dự án bị nhiều người tố cáo là lừa đảo trên các nền tảng khác nhau

  Cách hoạt động của mô hình Ponzi. Nguồn: RemitanoCách xác định một dự án tiền mã hóa lừa đảo

  Phương pháp quan trọng và đơn giản nhất giúp nhà đầu tư xác định một dự án là lừa đảo hay còn rất mới là tìm đọc whitepaper của dự án đó. Whitepaper là tài liệu trình bày chi tiết tất cả các thông tin về dự án, bao gồm thông tin cơ bản, nhiệm vụ, tầm nhìn của đội ngũ, tokenomics, các thành viên trong nhóm…

  Một whitepaper rành mạch và chỉn chu là dấu hiệu khả quan. Một dự án thực sự thường trả lời hầu hết các câu hỏi một cách cẩn thận. Những whitepaper sơ sài và nhiều lỗ hổng là dấu hiệu cảnh báo dự án không an toàn.

  Các nhà phát triển sẽ đi vào rất nhiều chi tiết để giải thích dự án và công nghệ đằng sau nó. Các thông tin liên quan đến gây quỹ cộng đồng, nhà đầu tư hay thành tựu trong thời gian qua giúp người đọc hình dung phần nào về cách dự án hoạt động.

  Việc bán token hoặc ICO cần phải dễ dàng tiếp cận. Mọi thông tin về tiến độ mua bán phải minh bạch. Các nhà đầu tư tiềm năng phải nắm rõ thông tin này để xác định số liệu bán token. Một yếu tố quan trọng khác là việc theo dõi tiến trình bán token. Nếu một dự án hạn chế thông tin này theo bất kỳ cách nào thì nhà đầu tư nên tạm dừng việc xem xét cho đến khi họ cung cấp đầy đủ thông tin.

  Một yếu tố quan trọng khác là lộ trình. Các dự án tiền mã hóa có lộ trình rõ ràng, hợp lý để đảm bảo tính lâu dài và nêu chi tiết kế hoạch thành công là rất quan trọng. Tính minh bạch là chìa khóa khi xác định dự án tiền mã hóa lừa đảo. Nếu có nhiều câu hỏi còn dang dở hơn là câu trả lời được đưa ra thì đó là một tín hiệu xấu.

  iFan và Pincoin là vụ án lừa đảo tiền điện tử lớn tại Việt Nam khiến Bộ Công an phải vào cuộc. Nguồn: Người Lao Động

  Nếu một dự án không đảm bảo thông tin và có nhiều điều tiếng không hay, hãy tạm dừng để theo dõi và quay lại khi có các bước tiến khả quan hơn. Cuối cùng, hãy lắng nghe trực giác của bạn và đừng tin tất cả những gì bạn đọc.

  Đôi khi, các dự án lừa đảo có thể thu được lợi nhuận từ sự “hỗ trợ” của các tổ chức báo chí uy tín. Họ thể hiện mình là khoản đầu tư thực sự đáng tin cậy, chỉ để biến mất khỏi không gian sau nhiều tháng, với toàn bộ tiền của nhà đầu tư.

  Vì thế, mắc dù việc tìm kiếm thông tin và đọc đánh giá về dự án là thao tác không thể thiếu nhưng hãy lựa chọn nguồn tin một cách cẩn thận và xem xét những gì họ nói liệu có thật hay chỉ là sự thổi phồng có chủ đích.

  Kết luận

  Sách trắng và các chỉ số liên quan là nguồn tin quan trọng về sự thành công và nghiêm túc của dự án trong tương lai. Nhà đầu tư có thể tham khảo chúng để đánh giá tiềm năng nhưng đó không phải là tất cả.

  Nghiên cứu là chìa khóa để xác định một dự án tiền mã hóa có lừa đảo hay không. Đối với cả người mới và nhà đầu tư có kinh nghiệm, nghiên cứu cẩn thận thông tin dự án luôn là chìa khóa để tránh mất tiền. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các dự án lừa đảo là không thể tránh khỏi trong ngành công nghiệp tiền mã hóa nhưng chúng ta vẫn có phương pháp để tránh né chúng.

  Share this:

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00